Chuyện Tình Công Sở

Chương 11: The End



Bỗng tôi nghe cái tay mình bị giữ chặt lại bởi một bàn tay khác, nhỏ xíu và mềm mại. “Đi chết đi Long” – tôi chỉ có duy nhất một suy nghĩ cuối cùng lóe lên trong đầu trước khi tính tự sát vì nhục nhã. Hình tượng người đàn ông mẫu mực, đẹp đẽ, hào hoa, chân thành, biết quan tâm tới người khác chuẩn bị vỡ vụn ra như bong bóng chỉ bởi một hành động bóp vú vô thức trong mơ. Nước mắt oan ức chuẩn bị chảy ra, tai giương lên chuẩn bị nghe một tràng khóc nức nở và những lời trách móc từ con nhỏ, đôi mắt nhắm nghiền chuẩn bị phương án B: anh mơ ngủ đâu biết gì đâu.

Nhưng chẳng có một lời trách móc nào hết trơn hết trọi. Bộ con nhỏ bí từ tới mức suy nghĩ tới vài phút chưa ra nổi hay sao? Thấy cả 2 bàn tay của nhỏ giữ lấy tay tôi, đặt im trên bầu ngực. Tim tôi đập thình thịch. Thiệt tình đám tù tử hình bị dẫn ra pháp trường cũng chỉ hồi hộp cỡ tôi lúc này là hết cỡ. Hay … con nhỏ tính la làng, kêu công an tới bắt tôi hả trời. Vật chứng còn nằm lù lù ngay trên ngực khổ chủ, tôi có cãi bằng mắt! “Ông trời quả thật có mắt à nha” – Tôi hối hận vô cùng. Trong đầu tôi, những việc xấu xa đã từng làm cứ lần lượt trôi qua như một cuốn phim dài tập. Hối hận, cắn rứt tới cực điểm. Thôi, trả giá cho những lỗi lầm mình từng làm coi như cũng đáng mà. Tôi nhắm nghiền mắt đầy cam chịu.

Nhưng bàn tay con nhỏ cứ cầm lấy tay của tôi hoài. Qua một lần áo mỏng, tôi nghe rõ tiếng từng nhịp tim nhỏ đập liên hồi. Con nhỏ làm gì mà xúc động dữ dội vậy ta? Tôi tò mò nhưng không dám mở mắt ra nhìn. Thấy nhỏ để bàn tay tôi trên ngực một hồi lâu lắc, rồi nhẹ nhàng đặt xuống nệm. Tôi thở phào như mới nhận tờ giấy đặc xá cho tội dâm ô, nhưng ngay sau đó đã … nín thở cái rầm. Kinh nghiệm của một thằng đàn ông chinh chiến nhiều năm trên giường cho tôi biết rằng, cái tiếng sột soạt khe khẽ tôi đang nghe chính là tiếng áo quần chạm vào da thịt. Gì nữa đây hả ông trời ơi? Con đang bịnh đó nha, đừng giỡn ác vầy!

Ông trời ổng không thèm trả lời. Nhưng con nhỏ trả lời thay ổng. Nghe tiếng nhỏ nhẹ nhàng và bình thản tới kì lạ:

- Anh dậy đi Long. Em biết anh thức rồi mà.

Mở mắt hay là không đây? Tôi hận mình quá xá, bởi trong người không có đồng xu nào để tung hết trơn hết trọi. Mà nếu có đi chăng nữa, tui … cũng phải mở mắt ra mới coi được sấp ngửa nó thế nào chớ. Thôi thì số phận an bài, những người đẹp trai luôn có ưu ái – tôi tự an ủi mình một câu như vậy, từ từ mở mắt. Gần như ngay lập tức, cái miệng của tôi cũng mở ra, coi bộ lẹ hơn tốc độ mở mắt.

Con nhỏ đang nửa ngồi nửa quỳ trên giường, cả người trần truồng không có một mảnh vải. Bầu ngực nhỏ vun cao, không hoành tráng như của nhỏ quỷ Trang nhưng đầy đặn và căng tràn. Người nhỏ trắng bóc, hai đùi khép chặt lại, chỉ lộ một đám lông đen nhánh ngay chính giữa. Bản năng của một thằng đàn ông không mắc chứng bất lực nhanh chóng được thức tỉnh mạnh mẽ. Nhưng ngay lập tức, thứ bản năng đó giống như bị hôn mê khi tôi bắt gặp cái nhìn của con nhỏ. Cái nhìn thẳng, không ngượng ngùng sợ sệt mà cao quý, thanh thản giống như một trinh nữ hiến cuộc sống cho đức tin của đời mình. Tôi trân trân nhìn nhỏ, không thốt lên nổi một tiếng nào. Nhỏ im lặng, cầm lấy cánh tay tôi. Tôi ngó cánh tay mình từ từ đưa lên cao, đặt vô bộ ngực trần mềm mại và nóng hổi của con nhỏ giống như nhìn một con tàu đắm ngoài khơi xa tít tắp, chớ không cảm nhận được nó chính là một phần xương thịt của mình. Nhỏ mỉm cười, nhưng ở phía khóe mắt, một giọt nước mắt lại rơi. Giọt lệ trong veo và tinh khiết ấy giống như cả một thác nước lạnh ngắt dội vô tâm hồn của tôi. Tôi ngồi bật dậy, giựt tay ra khỏi tay nhỏ, la:

- Em làm gì vậy Huyền?

Nhỏ coi bộ khá lúng túng trước phản ứng bất ngờ của tôi, nhưng rất nhanh, nhỏ bình tĩnh lại. Giọng nói của nhỏ tự tin và mạnh mẽ:

- Em muốn cho anh hết bữa nay.

Tôi trân trân nhìn nhỏ. “Cho anh đi” – đấy là câu tôi nói với rất nhiều các em ghệ khi ở trên giường, nhưng khi nghe con nhỏ nói điều tương tự, cảm giác của tôi khác lắm. Tôi nhẹ nhàng hỏi nhỏ:

- Vì cái gì hả em?

- Vì những gì anh làm cho em và em trai em.

Tiếng con nhỏ rõ ràng và rành mạch. Nét mặt nhỏ quả quyết và cương nghị, giống như đứng trước một quyết định lớn lao nhất của đời mình.

- Em không có cách nào trả ơn anh được hết. Em chỉ có duy nhất một cách này thôi.

Nhỏ từ từ đứng dậy. Trần truồng. Chậm rãi nhưng không hề ngượng nghịu. Thân hình nhỏ không cao ráo nhưng cân đối vô cùng. Đầu ngực nhỏ hồng hào, cái eo nhỏ xíu, một mùi hương phảng phất của da thịt đàn bà trinh trắng thoang thoảng trong không khí. Nhưng tôi đang vô cảm. Giọng của tôi cũng lạnh nhạt đi tới không ngờ.

- Thứ này gọi là trả ơn sao Huyền?

Vẻ mặt tự tin của con nhỏ thay đổi liền. Có lẽ, nó không nghĩ rằng một người đàn ông lại thờ ơ và vô cảm tới vậy khi đứng trước thân xác của đàn bà. Tới tôi còn không dám tin mình có cái khả năng đó, nói chi là nó? Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn tôi, con nhỏ dường như đã chạm vào một nơi mềm yếu nhất. Điều mà ít người đàn bà nào làm được khi đi qua cuộc đời nham nhở của tôi.

Nhỏ bắt đầu khóc:

- Anh … anh không muốn em thật sao Long?

Tôi thở dài. Đồng ý là thằng đàn ông nào cũng phát điên lên vì thèm khát trước một cơ thể trinh trắng không có gì che đậy, nhưng đó chỉ là thứ bản năng giống đực. Còn có nhiều thứ khác để làm nên sự khác biệt giữa thằng đàn ông và con thú đực sở hữu chim. Dục vọng không xấu, nhưng không kiềm chế được dục vọng trước bất kỳ một thứ đàn bà nào, đó là thứ đàn ông bỏ đi. Cuộc đời tôi biết mùi khá nhiều đàn bà, nhưng con nhỏ không phải thứ dành cho tôi. Tôi biết vậy. Tôi chơi bời, tôi phóng túng, nhưng có những thứ quy tắc tôi không bao giờ phá vỡ: sự đổi chác trong tình cảm. Dù với bất kì lý do gì, tôi không chấp nhận một tình yêu không tới từ chính trái tim. Tiền bạc, vật chất, sự ban ơn … tất cả những cái đó đều không thể đem ra quy đổi với tình cảm giống như một món hàng.

Tôi nói rành rọt từng chữ một:

- Anh không muốn cơ thể của em. Điều anh muốn chỉ là em được bình yên.

Đôi mắt nhỏ ráo hoảnh, nhìn tôi chăm chú. Cái miệng xinh xắn của nhỏ mở ra, quả quyết:

- Em không tin anh không muốn!

Nói dứt lời, con nhỏ nhào vô trong lòng tôi. Thân thể nhỏ nóng bừng, trần trụi. Cặp môi phảng phất một thứ mùi vị vừa ngọt ngào, vừa cay đắng áp chặt lên môi tôi. Nụ hôn đầu đời của con nhỏ…

Cuộc sống luôn có những thứ không thể vượt qua mà người ta gọi là giới hạn. Khi bạn chạm tới mốc cuối cùng của thứ gọi là giới hạn đó, người ta sẽ gọi là cực hạn. Còn nếu chạm qua cả cực hạn nữa thì chắc phải kêu là … hết hạn. Tui không biết tui đang chạm vô cái hạn gì nữa, nhưng cổ họng tôi khô như thể bị hạn hán vậy. Khát cháy. Môi con nhỏ vẫn dính lên môi tôi, nóng bỏng. Thân hình mềm mại và trần trụi của nhỏ gần như nằm trọn trên người tôi. Kiềm chế, phải kiềm chế nha! Tôi tự nhủ câu đó tới hàng ngàn lần nhưng thằng nhỏ coi bộ như bị điếc vậy. Nó hung hãn phồng lớn thiệt lớn, mặc cho cái quần cộc chật căng bó chặt lấy như một khúc giò.

Con nhỏ đang ngồi lên trên nó mới ác. Thiệt tình không có thứ cảm giác nào dễ đánh gục đàn ông hơn thứ cảm giác này. Cái phần thân thể ma mị của nhỏ mềm oặt, ấm sực bạo dạn đè mạnh lên thằng nhỏ, khiến không những nó mà cả tôi cũng nín thở luôn. Con nhỏ thấy biểu hiện của tôi như vậy, coi bộ có vẻ mừng rỡ. Nhưng nét mừng rỡ của nó giống như một người sắp trả xong món nợ, không phải của người đàn bà hạnh phúc vì được người tình của mình khao khát…

Tôi chậm chạp ôm lấy nhỏ. Nhỏ rướn cao người, bộ ngực đầy đặn và mềm mại ghì sát vô mặt tôi. Da thịt trơn nhẵn và mùi hương thoang thoảng từ bầu ngực nhỏ khiến tôi như chết đuối trong biển dục vọng vơi đầy. Chỉ còn một cái phao duy nhất tôi đang ráng bám vô: lương tâm và trách nhiệm. Tôi không phải Đảng viên, cũng không phải chiến sỹ trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng để mà có những quy tắc hành xử, nhưng lời tuyên thệ, nhưng tôi hiểu rằng nếu mình nhắm mắt buông xuôi, cái trách nhiệm lớn lao với con nhỏ này sẽ còn đi theo tôi mãi. Và thêm một điều nữa, con nhỏ quá tốt, quá hoàn hảo với tư cách một người đàn bà – nhưng nó không phải thứ phụ nữ tôi yêu!

Tôi nhắm mắt lại. Khẽ đẩy nhỏ ra. Nhẹ giọng:

- Đủ rồi Huyền. Em đừng làm vậy nữa đi.

Nhỏ lại bắt đầu khóc. Khóc dữ dội trên vai tôi. Tôi lặng im ngồi, không biết nói sao với nhỏ.

- Tại sao anh lại không chấp nhận? Anh ghét bỏ em vậy sao anh?

Tôi vỗ về lên đôi vai nhỏ xíu đang rung rung:

- Anh thương em, bởi vậy anh mới ráng kìm để chuyện này không có xảy ra.

Tôi đỡ gương mặt nhỏ, nhìn thẳng vô cặp mắt ướt rượt, nói từng tiếng một:

- Anh thương em, muốn che chở em, nhưng mà anh không có yêu em. Anh không phải người tốt đẹp gì, nhưng anh biết đâu là thứ mình được phép làm, thứ nào không. Lấy đi đời con gái của em là thứ anh không được phép làm, Huyền ạ.

Đôi mắt nhỏ bỗng lạnh lùng tới khó hiểu:

- Vậy nếu em không còn là con gái, anh có chịu không?

Tôi ngẩn người. Có cho kẹo tôi cũng không dám nghĩ con nhỏ này không còn con gái. Đang còn lúng túng trước câu hỏi quá khó khăn của nhỏ, giọng nhỏ đã đều đều vang lên:

- Em không còn là con gái đâu anh. Thứ đó em bán đi rồi.

Tiếng sét ngoài trời cũng chỉ làm tôi giật mình, còn thứ âm thanh nhỏ xíu này khiến cả tâm hồn tôi như bị xé toạc thành từng mảnh nhỏ. Bán trinh? Con nhỏ này bán đi trinh tiết của mình đổi lấy tiền sao? Nhỏ nhìn gương mặt thẫn thờ của tôi, nhoẻn một nụ cười đau đớn:

- Nhưng mà em không có hối hận. Ít ra, em cứu được má, ít ra hai chị em em cũng không phải trở thành trẻ mồ côi.

Tôi lặng người không nói thêm được tiếng nào. Thứ cảm giác đau nhói và mất mát giống như chiếc kim nhỏ luồn lách vào sâu tận trong từng thớ thịt. Nhỏ lại nói tiếp, ánh mắt xa xăm:

- Em còn phải biết ơn người đó nữa. Ổng mà không đồng ý, em cũng không có cách nào kiếm ra tiền cho má em chữa bịnh. Má em lúc đó đau dữ lắm, nếu em có thể chết thay cho bả em cũng chịu, không nói tới mấy thứ này, anh ạ.

Tôi nhìn con nhỏ – từng – bán – trinh – lấy tiền trần truồng trước mặt mình. Mọi thứ dục vọng dường như tan biến sạch. Thay vào đó là một chút khoảng cách xa xôi từ tôi tới con nhỏ, một chút căm phẫn, một chút thương xót – tất cả những thứ đó cứ trộn lẫn vào nhau thành thứ cảm giác khó tả nhất trên đời. Tôi ôm con nhỏ. Cái ôm che chở và bảo vệ, không phải một cái ôm thèm muốn. Giọng tôi khê đặc:

- Em làm không có sai lần đó. Nhưng lần này em sai rồi Huyền ạ.

Nhỏ gục đầu vô ngực tôi, không khóc nữa nhưng im re, chẳng nói thêm một tiếng nào. Tôi lại thở dài:

- Thân xác của em không phải là một món hàng để trao đổi. Anh cũng không phải là thứ đàn ông đó. Anh ghét sự trao đổi trong tình cảm lắm

Trong đầu tôi lúc đó, bất giác lại hiện về hình bóng con nhỏ Linh khi nào. Đau đớn, chua xót, cay đắng… Tôi bỗng giật mình sợ hãi trước viễn cảnh những thứ con nhỏ có thể hy sinh vì gia đình, vì người thân của mình bằng mọi giá. Liệu có khi nào những bất công ở đời lại đẩy con nhỏ lương thiện xuống dưới bùn đen hay không nữa? Tôi nghe mắt mình cay xè. Cái thứ gọi là công bằng – vốn không bao giờ có ở trên đời. Cái gì mà người tốt sẽ được hạnh phúc, cái gì mà người xấu sẽ bị trừng phạt? Toàn những lời bịa đặt hết cả thôi!

Tôi nắm vai con nhỏ, đôi tay run bắn. Mắt ngó nó trừng trừng, đanh giọng:

- Em muốn trả ơn anh phải không?

Nhỏ sợ. Đôi mắt hoảng hốt ngó tôi, cái miệng nhỏ mím lại, mãi mới khẽ gật đầu. Tôi gằn giọng:

- Vậy em phải hứa với anh, không bao giờ được đem thân thể của mình ra đánh đổi lấy bất cứ cái gì khác, nghe chưa?

Con nhỏ bị bộ mặt dữ tợn của tôi làm cho khiếp sợ. Coi bộ nó không hiểu điều gì đang xảy ra ở trong lòng tôi hết. Nhưng nó vẫn ráng gật đầu, giọng nhỏ xíu:

- Em… em hứa mà.

Tôi như thấy trút nước một viên đá lớn thật lớn đang đè nặng lên đầu óc của mình. Tôi thả đôi vai nhỏ ra, khẽ mỉm cười cho nhỏ bớt sợ. Tôi vơ đống đồ của nhỏ đưa ra trước mặt, dịu dàng kêu:

- Bận đồ vô đi em, coi chừng lạnh đó.

Nhỏ líu ríu xỏ chân vô quần. Cái điệu bộ của nhỏ giờ lại trở thành bẽn lẽn, ngượng nghịu thấy thương luôn. Tôi mỉm cười, đi vô trong nhà tắm cho nhỏ khỏi ngượng ngùng. Nhân tiện thủ dâm một cái luôn. Đậu móa nãy giờ làm người tốt bảnh quá trời bảnh, xong chuyện mới thấy làm người tốt không phải chuyện gì đơn giản hết à nha.

Lảo đảo đi từ nhà tắm ra, mắt đã thấy nhỏ ngồi hí hoáy ủi đồ. Bộ đồ công sở nhăn nheo sũng nước hôm qua của tôi giờ nằm phẳng phiu dưới đôi tay nhỏ. Tôi mở rộng cánh cửa. Ngoài trời mưa đã tạnh. Không khí buổi sáng sớm mát lạnh ùa vô trong phổi. Tiếng rao bánh mì, bánh bao đã vang đâu đó quanh con hẻm nhỏ. Trong khoảnh khắc, tôi như hiểu được cái hạnh phúc đơn sơ của một sáng bình yên sau cơn mưa bão…

Nhỏ ngó tôi, nhoẻn miệng cười:

- Anh thay đồ đi rồi chuẩn bị đi làm nè.

Thiệt tình sao thấy con nhỏ giống người vợ, còn tui đóng vai chồng quá xá. Một cái câu nói rất đỗi bình thường nhưng sao tôi nghe trong lòng ngọt ngào kì lạ. Có một thứ gì đó dịu dàng cứ len lỏi vào từng góc tâm hồn khuyết tật của tôi, khiến tôi thấy buổi sáng nơi con hẻm chật chội cứ phảng phất mùi hương của hoa cỏ dại và nhẩn nha trên đầu lưỡi thứ hương vị của mật ong. Nhỏ ngó bộ dạng thẫn thờ của tôi, làm bộ ngượng ngùng, cúi đầu lí nhí:

- Chuyện bữa hôm qua anh không có đem nói cho ai hết đó, nghe chưa?

Tôi gục gặc đầu, ý chừng yên tâm không khi nào anh nói hết. Anh chỉ viết rồi post lên diễn đàn thôi. Nhỏ chúm chím cười, đi vô trong nhà thay đồ. Tôi rút điếu thuốc châm lửa hút. Cái đầu lắc mạnh vài vòng cho những suy nghĩ bậy bạ còn lại rơi hết ra ngoài.

Điện thoại reo. GD gọi. Tôi cuống quít bắt máy. Nghe cái giọng bất mãn của lão vang lên:

- Mày làm gì từ bữa tối qua mà không gọi điện cho tao?

Tính kêu mắc ngủ với beo sức mấy gọi điện cho lão, nhưng nghe giọng điệu coi bộ không vui vẻ lắm nên tôi bỏ. Giở chiêu cuối luôn:

- Anh có khi nào kêu làm mà không làm được đâu, cái đó em biết mà. Hỏi nhiều anh lại bực bội.

Mà cái vụ này đúng đó nha. Lão già cứ như con nít quỷ, không hỏi lão bực, mà hỏi nhiều lão còn bực bội hơn. Tôi biết tính lão nên cứ cũng cắn răng chịu đừng hoài. Hên cái nữa là tôi nắm được cái tẩy ưa nịnh của

lão nên xem ra cũng dễ đối phó hơn. Nhưng bữa nay coi bộ không xi nhê lắm. Giọng già dịch buồn thiu:

- Vẫn còn vướng mắc đó, chưa có xong đâu. Mà cái này tự mày đi giải quyết thôi, tao không giúp nổi đâu.

Nghe xong câu nói của lão già mà tôi muốn đứng tim. Nói thiệt hay nói giỡn vậy trời? Bữa hôm qua nói chắc như cua gạch, cái gì mà tao kiếm mấy đứa buôn nước bọt tới là xong chuyện, cái gì mà đi đứng nghênh ngang vô trụ sở công an như phó thủ tướng, giờ lại kêu còn vướng mắc là sao? Tính hét vô máy “anh dạo này mất nét dữ lắm nha anh Ngọc”, nhưng nghĩ tới gương mặt thất thần của con nhỏ khi nghe cái tin này, tôi bỗng thấy sống lưng mình ớn lạnh. Trong giây lát, vừa nghĩ tới con nhỏ, tôi quả quyết hẳn:

- Còn chuyện gì anh? Anh nói đi, cỡ nào em cũng ráng giải quyết được hết.

Giọng lão già dịch lại trầm ngâm:

- Mày nói vậy thì được rồi. Có điều phải đi lẹ luôn đi, khi đi phải cẩn thận, hiểu không? Có đi xe máy thì đội mũ bảo hiểm vô, nghe chưa?

Không lẽ … còn khúc mắc mấy vụ ân oán sao? Tôi thở dài. Đánh lộn tôi không ngán, nhưng việc lão già cũng không nhúng tay vào nổi không lẽ lại là chuyện này sao. Chấp nhận luôn. Dù sao thì ổng cũng giúp mình quá nhiều rồi, chắc đây là người quen của ổng nên không tiện ra mặt. Tôi trầm giọng:

- Em biết rồi anh. Chuyện của em, em tự giải quyết.

Trong máy, giọng lão già lại vang lên tỉnh queo:

- Mày làm gì nói chuyện trầm thấy ớn vậy? Bộ tính tạo nét phải không? Tao kêu mày qua đón thằng quỷ đó về chớ bộ để tao đi đón nó hả?

Té cái rầm à nha. Có cái chuyện nhỏ xíu đó mà cũng ráng chọc tôi một chặp mới dễ quê. Tính gào vô máy “sáng ra anh giỡn mặt tui hả” thì lão già đã cười hi hí, cúp máy cái rụp, quẳng lại một câu:

- Lát đi liền đi, nhớ đội mũ bảo hiểm không công an bắt nha thằng nhóc ác.

Đang còn nghe quê một cục, tính gọi điện ăn thua đủ với lão đã thấy con nhỏ đứng ngay sau tôi, ánh mắt ngập tràn vẻ lo lắng. Coi bộ nhỏ cũng nghe sơ sơ cuộc điện thoại của tôi với lão già. Có cho tiền con nhỏ cũng nghĩ không ra lão già mặt mũi du côn bặm trợn lại có tính giỡn dai như quỷ, nhỏ ngó khuôn mặt lo lắng bực dọc của tôi sau cuộc nói chuyện lại hiểu lầm … y chang tôi hồi nãy. Vừa tính chơi con nhỏ một vố như chiêu của lão già, nhưng nhìn gương mặt nhỏ tôi bỏ ý định cái rụp. Tôi đâu phải thứ người vừa già vừa ác lại khoái chọc người như lão chớ! Quay ra phía nhỏ, mỉm cười:

- Làm gì mặt mũi lo lắng thấy ghê vậy? Lão già í lộn anh Ngọc vừa kêu lát mình qua đón thằng nhỏ đó em.

Khóc nữa. Nhưng đây là nước mắt hạnh phúc à nha. Nhỏ sung sướng tới phát khóc, nhảy vô lòng tôi ôm chặt cứng. Tôi cũng dịu dàng vuốt tóc nhỏ:

- Có chuyện cũng khóc, xong chuyện cũng khóc, coi bộ em giống nhà máy nước quá ha?

Nhỏ đấm vô ngực tôi, nhưng hổng đau tí xíu nào hết trơn. Khung cảnh lãng mạn và hạnh phúc kéo dài thêm chừng 30s thì bị cúp cái rụp. Một giọng phụ nữ già nua run rẩy vang lên kế tôi và nhỏ:

- Huyền, Huyền ơi!

Nhỏ nghe thanh âm đó thì giật mình, buông vội tôi ra. Tôi cũng ngó theo. Một người phụ nữ nhìn giống con nhỏ ghê gớm, nhưng coi bộ khá lớn tuổi. Bả bận bộ quần áo cũ mèm, gương mặt đầy nếp nhăn, coi bộ tướng tá cũng khổ cực cả một đời. Chắc má con nhỏ. Tôi hơi mắc cỡ. Vừa ngồi ôm ấp con gái bả ngay trước cửa xong, giờ mở miệng chào cũng thấy quê quê. Nhưng tôi là người lịch sự, bởi vậy dẫu có quê cũng ráng mở miệng:

- Dạ con chào cô.

Bà già ngước mắt nhìn tôi, cái nhìn giống y như nhỏ Huyền ở cái nét cam chịu và nhẫn nhục. Chỉ khác một cái, trong ánh mắt của bả còn có cả lo sợ và khổ cực.

- Dạ, chào cậu.

Tôi nghe cái giọng điệu mặc cảm và tự ti của bả mà thấy ái ngại và tội nghiệp quá đỗi. Tôi là bạn của con gái bả, sao lại phải cần dùng cái giọng điệu đó với tôi? Thứ tâm lý của những người luôn bị coi là hạ cấp, là người nghèo sao nghe buồn quá vậy. Tôi thở dài, không nói gì thêm được nữa. Nhỏ lại gần ôm lấy bà già, nức nở:

- Má ơi, thằng nhỏ được cứu rồi đó má. Ảnh cứu nó đó.

Bà già cũng khóc. Ánh mắt nhìn tôi ngập tràn vẻ biết ơn. Nhưng tôi vẫn đọc được ở đó một tia nghi ngại, dù là rất nhỏ. Không trách bả được. Trên đời làm gì có bữa ăn nào miễn phí. Bả sống tới mấy chục năm trời, hẳn bả thừa hiểu được điều này. Có điều, còn có một cái bả nghĩ không ra, đó là việc trên cuộc đời này, những người vừa đẹp trai, vừa tốt bụng như tôi chưa có bị tuyệt chủng.

Tính đưa con nhỏ đi luôn lên quận lĩnh thằng nhỏ về, giờ lại thêm má con nhỏ lên, tôi suy nghĩ một lát rồi rút điện thoại, kêu đại thằng mặt mụn. Dù sao đi taxi dù của nó cũng khỏe hơn, thêm cái nữa tạo công ăn việc làm để nó bớt rảnh rang mà làm chuyện bậy bạ. Tôi kêu má con con nhỏ đi bộ ra ngoài hẻm chờ nó luôn, bởi hẻm nhỏ xe vô không nổi. Bà má con nhỏ lại vâng dạ ran một hồi, líu ríu bám tay con nhỏ đi. Thiệt tình, nhìn mà không kiềm nổi tiếng thở dài.

Mặt mụn đến cũng lẹ. Coi bộ đang lượn lờ sẵn ngoài đường hay sao mà chỉ 20 phút sau đã thấy xe đỗ xịch ngay trước hẻm. Ló cái mặt trâng tráo ra, nó lớn giọng:

- Đại ca, em nè!

Má con nhỏ chết sững, quay qua ngó tôi chằm chặp. Bả có xem người trong giang hồ chắc luôn à nha. Ngó cái kiểu tài xế mặt mũi xấu trai nham nhở, gặp mặt gọi một câu “đại ca” liền, dám bả nghĩ tôi là Hạo Nam hoặc đại ca B gì đó lắm. Theo ý tôi thì tôi thấy mình giống Hạo Nam hơn, ít ra về mặt mũi, nhưng không hiểu bả có nghĩ mình ác như thằng chả hay không nữa. Có điều thấy bà ngó mình hoài cũng thấy nhột, đành cười gượng mở cửa xe mời bả vào. Cho 2 má con con nhỏ ngồi ghế sau, tôi lên ghế trước ngồi với thằng mặt mụn. Đặt mông xuống ghế, tôi quay qua ngó nó, rít qua kẽ răng:

- Gọi 1 câu đại ca nữa tao bẻ răng mày đó nha.

Mặt mụn xem chừng có vẻ hơi hoảng hốt trước viễn cảnh sự xấu trai của mình tại tăng thêm một bậc vì bị sún răng, vội vã bẻ lái đi. Thiệt tình nhiều lúc tôi cũng cảm thấy bản thân mình đối xử với nó có phần hơi ăn hiếp, nhưng cái loại như thằng này có khi đối xử với nó vầy nó lại thấy xúc động. Thứ công tử bột nhiều tiền, khờ khạo, ra ngoài đường đám lâu nhâu bám theo nịnh nọt đuổi đi không hết, sức mấy kiếm được đứa khoái chửi bới, chà đạp nhân phẩm của nó cỡ tôi?

Xe chạy gần tới quận, tôi rút điện thoại gọi cho cha nội công an bữa trước. Lão dặn chờ chút xíu còn làm thủ tục, lát kêu thì vô đón. Tôi thở phào. Coi như trút được cái gánh nặng trong lòng. Quay qua 2 má con con nhỏ đang ngồi thu lu sau ghế, tôi nhẹ nhàng:

- Giờ con đưa cô với Huyền đi ăn sáng đã, lát hồi vô đón thằng nhỏ sau, được không cô?

Bả tần ngần hoài, mãi mới thốt được một câu:

- Hay, đợi thằng nhỏ ra rồi cho nó đi ăn cùng ha cậu. Tôi sợ nó ở trong đó cũng chưa có ăn gì.

Lòng tôi cũng mềm nhũn lại, dạ một tiếng, bỏ ra ngoài xe hút thuốc. Tôi ghét chờ đợi dữ lắm, mà nghe cái giọng điệu thằng chả chắc còn phải đợi dài dài. Vừa hút được cỡ nửa điếu thuốc, tôi giật mình thấy má con nhỏ đã lập cập ra tới đứng kế bên tôi:

- Tôi cám ơn cậu nha câu Long. Mấy má con tôi mà không có cậu, chắc cũng hổng biết tính sao hết.

Tôi ngó bả ngại ngùng. Thiệt tình bả có lẽ chưa tới 50 tuổi, nhưng công việc cực nhọc và cuộc đời vất vả khiến gương mặt bả già đi dữ lắm. Đôi tay chai sần, nứt nẻ của bả đang nắm chặt vào nhau thừa thãi. Tôi nhẹ giọng:

- Chuyện đâu có đáng gì đâu cô. Cô đừng nói ơn huệ con ngại đó.

Gương mặt nhẫn nhịn, chịu đựng của bả cũng giãn ra nhiều. Nhưng trong khoảng khắc, cái ánh mắt đó lại ngó tôi theo cái cách y chang cặp mắt nhỏ Huyền: quả quyết và cứng rắn:

- Việc của thằng nhỏ chắc tốn kém dữ lắm. Cậu làm ơn nói dùm cho má con tui biết hết bao nhiêu, để tôi lo trả cậu. Tui không trả xong cậu chắc tui áy náy suốt đời luôn

Tôi nhìn người đàn bà lam lũ đứng trước mặt mình, vừa buồn bã vừa nể phục. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao con nhỏ lại có cái tính tự trọng cao cỡ vậy – là do bả. Buồn nữa vì tôi biết tôi rất khó chối từ hoặc nói cho qua chuyện, bởi cái ánh mắt quả quyết của người đàn bà này cho tôi cái cảm giác vậy. Mà nếu nói thật, chắc bả về quê phải bán nhà đi luôn mới có đủ tiền trả quá. Tôi làm bộ suy nghĩ lâu lắc một hồi, quyết định chơi chiêu với bả trong cắn rứt:

- Cái chuyện này… thật ra cô là người nhà con mới nói đó nha. Nhưng cô nhớ giữ kín dùm con, được không cô?

Bả coi bộ cũng tò mò dữ. Nghe tôi nói vậy, mắt bả cũng lộ ra một tia hiếu kỳ, nhưng nhanh chóng thay bằng ánh mắt thật thà và cương nghị:

- Tui hứa với cậu luôn. Nghe xong có chết tui đem xuống mồ, con tui hỏi tui cũng không có hé miệng ra đâu.

Làm gì thề thốt dữ vậy trời – tôi than thầm trong bụng. Cái bí mật này là … xạo thôi mà không nghĩ bả làm nghiêm trọng cỡ vậy. Có điều lỡ rồi đành đi cho nốt vậy. Tôi kéo bả qua một góc, thì thào:

- Thằng bạn con nãy giờ đánh xe đưa mình đó, ba nó là thiếu tướng công an. Vụ của thằng nhóc chỉ là đánh nhau bậy bạ, con nhờ nó nói với ổng một tiếng là xong chuyện. Có điều sắp bầu cử ủy viên trung ương Đảng, con sợ lộ chuyện ba nó mất uy tín nên phải giấu đó cô. Cô nghe xong cũng đừng nói với ai hết, kẻo ảnh hưởng chính trị ổng lắm.

Bả bị tôi xáng cho một tràng, nào là “thiếu tướng”, “ủy viên trung ương Đảng”, “chính trị”, cái mặt tái nhợt muốn ngất xỉu luôn. Tôi nhìn mà thấy tội nghiệp bả quá đỗi, nhưng ngoài cách này tôi cũng hổng còn cách nào hết trơn hết trọi. Cái tâm lý của những người như bả sẽ có một khoảng cách lớn dữ lắm đối với những người cao sang, chắc bả nghe xong câu chuyện cũng chỉ đành cảm ơn ổng trong lòng chớ không dám nghĩ tới chuyện tới tận nơi để gặp. Y như rằng, bả nghe xong lắp bắp:

- Trời đất ơi, dữ vậy thiệt hả cậu? Mà ba của bạn cậu làm lớn vậy, tôi biết trả ơn ổng ra làm sao đây?

Tôi lại cắn răng an ủi bả:

- Không cần trả ơn huệ gì đâu cô. Ổng nghe chuyện, biết thằng nhỏ cũng lành nên ổng giúp nó thôi. Tính ổng tốt bụng lắm đó cô, chuyện này với ổng dễ như lấy đồ trong túi, có khi làm xong ổng cũng quên luôn rồi.

Bả nghe mấy lời xạo xạo của tôi coi bộ cũng vững dạ hẳn. Nhưng lại lập cập đi ra chỗ thằng mặt mụn, giọng xúc động:

- Cậu cho tôi gửi lời cảm ơn ba cậu nha. Nói tôi ở nhà lúc nào cũng cầu cho ông tướng mạnh khỏe, thăng quan tiến chức cho dân tụi tôi được nhờ.

Tôi té ngửa. Lấy hết sự cô hồn trong cơ thể bộc lộ ra đôi mắt, chiếu vào thằng quỷ một tia nhìn khét lẹt. Nó mà mở miệng ra lắp bắp: “Sao cô kêu ba tui là ông tướng”, chắc tui chỉ còn nước bay vô xáng nó ngất xỉu rồi giải thích nó nghiền xì ke, mới chơi xong bị ảo không nhớ gì hết trơn. Cũng hên, trong giây phút quyết định, thằng quỷ cũng thông minh đột xuất. Coi bộ nó ngó thấy tôi với bả đứng chuyện trò hồi lâu, cũng đoán với bản tính không mấy lương thiện của tui chắc lại dắt bả sang Anh sang Mỹ du lịch qua giọng nói, bởi vậy nó cũng làm mặt nghiêm, dạ vài tiếng. Bả thấy nó có vẻ dửng dưng, lại chột dạ nghĩ tới vụ lộ chuyện làm mất uy tín ông thiếu tướng, vội vã im re, gương mặt đầy xúc động. Tôi cũng thở phào một cái nhẹ nhõm. Bộ công an không trao bằng khen cho tôi hơi uổng đó nha, dù sao tôi cũng có công rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của một người dân lương thiện về đám bảo kê chuyên bận đồ vàng.

Đợi mệt xỉu luôn, du đãng áo vàng mới gọi điện báo người nhà vô đón. Tôi thở phào vì cuối cùng cũng rảnh nợ, còn hai mẹ con nhỏ thì run lập cập bước vô. Thiệt tình, sao nghe bịn rịn như đón con trai từ Lybia trở về không bằng nữa. Thằng nhóc nhìn thấy tự do mở ra, khuôn mặt nghệt ra, rưng rưng nước mắt. Bà mẹ già cùng con nhỏ chị cùng lao vô ôm chặt, khóc nức nở. Tôi thấy cảnh gia đình đoàn tụ ngay trước cánh cổng sở công an mà nghe cũng nao lòng. Cũng từng trải qua cảnh mất tự do, tôi hiểu những cảm giác trong lòng thằng nhóc lúc này, nhất là khi 2 người đàn bà quan trọng nhất trong cuộc đời nó đang bao phủ nó bằng toàn nước mắt.

Mặt mụn coi bộ đi đóng cải lương cũng được đó nha. Dân chơi Hà Nội ngó cảnh tượng trước mắt, khẽ quay đi chùi chùi mắt mới ghê. Thứ này mai mốt tôi tống cho mấy bộ phim Hàn Quốc chắc khóc muốn lòi con ngươi ra quá. Thứ người gì đâu nhiều nước hơn cả đàn bà.

Giục mọi người lên xe, tôi kêu mặt mụn:

- Qua chỗ cũ ăn sáng đi mày. Mọi người chắc đói bụng hết cả rồi.

Tôi và mặt mụn hay ăn sáng cùng nhau ở một tiệm quen. Tiệm này bự chà bá, thiết kế sang trọng, có sân vườn đầy đủ. Nhưng bề ngoài đối với tôi cũng chẳng quan trọng lắm, quan trọng là quán này bán đồ ăn sáng rất ngon. 8h sáng, xe hơi đã đỗ dài dài hai bên đường. Mặt mụn dừng xe, một cha nhân viên đã nhanh nhẹn bước ra mở cửa, cúi đầu chào lễ phép. Quán bự có khác, huấn luyện nhân viên đâu ra đó. Dù nhìn thấy mấy má con con nhỏ ăn mặc quê mùa lam lũ, thằng chả vẫn tỉnh rụi như không, nhiệt tình đưa tay mời. Tôi hài lòng, rút ví bo cho thẳng chả mấy chục ngàn. Bà mẹ con nhỏ ngó qua, đôi mắt lại trợn lên, coi bộ ngạc nhiên dữ lắm.

Đám người tụi tôi dường như lạc lõng trong trong đám khách hàng sang trọng nơi này. Trừ mặt mụn ăn mặc có vẻ dân chơi, còn lại thì tôi đóng bộ đồ công sở mua chợ – cũng hên được vẻ đẹp trai bù lại nên khách khứa họ không dòm. Thay vì vậy, họ dòm lom lom vô mấy mẹ con con nhỏ. Bà mẹ bận nguyên bộ đồ cũ mèm, còn thằng nhóc thì vừa ở trại ra, nhìn lôi thôi lếch thếch hết chỗ nói. Tôi nghe ngán ngẩm quá trời, liếc qua đám người vô duyên một cái khét lẹt, tính hét: “Bộ mắt tụi bay không xài nữa hả”, nhưng sợ bị đập hội đồng chèm bẹp nên thôi. Kêu cha nội quản lý cho một bàn sâu trong nhà, tôi dắt mẹ con con nhỏ đang run rẩy trước những cặp mắt hiếu kỳ vô trong nhà. Mẹ kiếp, khác nhau có cái thứ vải bận trên người mà khoảng cách cũng xa xôi dữ vậy sao?

Cầm cái menu trên bàn, tôi đưa cho bả, nhỏ nhẹ:

- Cô gọi món trước đi ạ.

Mặt mụn khỏi nhìn menu, nhanh nhẹn gọi sẵn cho tôi và nó mấy thứ đồ hai thằng ưa. Con nhỏ phục vụ thấy khách sộp mặt mụn tới, cười chúm chím ghi lẹ vô sổ, mắt nhìn bà má con nhỏ dịu dàng và âu yếm hẳn. Có điều, bả rò rẫm hoài mà không có kêu nổi thứ gì hết trơn. Hồi lâu sau mới lắp bắp:

- Ở đây sao đồ ăn bán mắc dữ vậy cậu Long?

Tôi cũng té ngửa với bả. Tưởng bả chọn món ăn, ai dè bả đi so giá. Nhưng thấy gương mặt tiếc nuối và ngại ngần của bả, lòng tôi cũng mềm nhũn lại. Quay qua con nhỏ phục vụ bàn, tôi kêu:

- Bộ tụi em ghi nhầm giá hả? Sao anh thấy bữa nay ghi dư số 0 đằng sau vậy?

Con nhỏ này cũng thuộc dạng thông minh à nha. Nó thấy tôi đong đưa mắt, hiểu ý liền, vội vàng giả lả:

- Em xin lỗi nha, chắc mấy người đánh máy họ làm ẩu đó anh. Để lát em kêu quản lý sửa lại.

Tính giơ ngón cái ra khen con nhỏ một cái nhưng sợ bả thấy, tôi im re gật gật đầu. Quay qua bả nói:

- Họ ghi lộn giá đó cô. Đâu có mắc dữ vậy đâu.

Ánh mắt con nhỏ ngó tôi đầy cảm kích. Lâu lâu rồi mới có vụ nói xạo được gái cảm kích đó nha.

Ăn uống xong xuôi, tôi kêu mặt mụn đưa tôi ghé công ty trước. Đi làm muộn xíu còn hơn là nghỉ ngang xương, dạo này tôi yêu nghề dữ lắm. Mấy mẹ con con nhỏ thì về nhà, chắc có nhiều chuyện muốn nói với nhau. Lát tôi xin phép cho nhỏ Huyền nghỉ bữa nay.

Xe đỗ cái xịch, tôi ba chân bốn cẳng chạy vô thang máy. Không phải sợ đi làm trễ, tranh thủ chút thời gian lên coi con nhỏ Trang sống chết ra sao. Đẩy cửa cái rầm hung hăng tiến vào, thấy mặt con nhỏ tỉnh bơ. Vụ này lạ à nha. Bình thường ngó thấy tôi nó như con gà gặp con cáo vậy, bữa nay bày đặt tỉnh rụi. Mắt nó ngó tôi trâng tráo y hệt như khi mới vô:

- Anh làm gì đi trễ dữ vậy Long?

Hỏi trước tui luôn mới ghê! Gật gù thán phục sự can đảm của con nhỏ, tôi kêu:

- Bữa nay ăn gì mà nóng tính ghê vậy cưng?

Mặt con nhỏ nghinh lên, bộ dạng đắc ý dữ lắm:

- Ai là cưng của anh? Ăn nói cho cẩn thận một chút nha.

Lại gật gù thêm một chặp. À bây giờ thì tôi đã hiểu.

- Mới lấy được giấy tờ đất rồi hả, cũng nhanh dữ ha.

Mắt con quỷ hiện ra một tia sung sướng, mỏ chu lại:

- Chớ sao. Không làm sớm để có thằng cha mắc dịch dê mình hoài hả?

À a, anh Long bữa nay trở thành dê già mắc dịch. Hơi buồn, nhưng anh Long cũng ráng đi tới sau lưng con nhỏ, vuốt vuốt vai:

- Chúc mừng em nha cưng. Nhưng đừng có lật mặt nhanh vậy chớ. Dù sao thì tụi mình cũng đã từng …

Con nhỏ gạt phắt tay tôi ra, đanh giọng:

- Chẳng có từng cái gì hết cả. Bộ anh bị khùng hả?

Lủi thủi đi về bàn, mặt mũi buồn thiu. Con nhỏ coi bộ khoái trá dữ lắm, ngó bộ dạng tiu nghỉu của tôi mà cố nén cười, quay qua làm cú chót:

- Mấy thằng giang hồ rẻ rách đó, có ngon kêu qua thịt tui đi. Mấy thằng cha lừa đảo, làm coi xe với bảo vệ quán chứ giang hồ cái nỗi gì. Hứ, bày đặt rạch mặt với cả tạt axit, tôi nắm được tẩy của anh rồi đó Long!

Vụ này coi bộ mới à nha. Trước coi phim “Đổi mặt” của John Travolta và Nicolas Cage đã thấy phục 2 thằng chả quá xá, không dè con quỷ này cho bay qua Hollywood chắc 2 chả cũng nghỉ hưu sớm luôn vì mắc cỡ. Cái tài đổi mặt của con nhỏ này cũng thuộc dạng thượng thừa chớ không phải giỡn.

Thiệt tình chán ngấy thứ quỷ này lên tới tận cổ, có điều nhìn cái bản mặt kên kên của nó mà tôi nghe bực bội quá xá. Ráng dịu giọng, tôi quay qua con quỷ kêu:

- Vậy cũng được. Dù sao anh cũng không có làm khó dễ em nữa. Chúc mừng em thôi, cuối cùng cũng xong việc rồi.

Con quỷ đắc ý ngó qua tôi lần nữa, nhếch mép cười. Dễ quê thiệt. Lại xuống giọng hỏi:

- Mai mốt chắc em nghỉ làm ở đây luôn ha?

Con quỷ coi chừng đang hưng phấn, mất cảnh giác dữ lắm. Nghe hỏi vậy, bả quăng luôn:

- Bán miếng đất đi lấy tiền mở nhà hàng làm bà chủ, chớ bộ cái tướng tôi giống đám trực điện thoại cả đời ở đây sao?

Lại gật gù.

- Bữa nào mở nhà hàng nhớ nói với anh một tiếng nha. Anh qua dự lễ khai trương được không?

Thứ quỷ này ném cho tôi một cái liếc rát rạt:

-Bộ tính xin qua chạy bàn hay coi xe hả? Không có mướn đâu.

Té ghế luôn. Hên cho Andersen là con nhỏ này nó không có khiếu viết chuyện cổ tích, nếu không chắc ổng cũng ngậm ngùi mà bước xuống cái ghế thứ nhì, nhường ngôi số 1 cho nó quá. Ảo thấy thương luôn.

- Không có, anh tính tặng em quà khai trương nhà hàng mà. Tụi mình là đồng nghiệp, làm vậy cũng coi như có chút tình nghĩa đó mà.

Con quỷ coi bộ chột dạ, mắt hiện một tia nghi ngờ. Lại phải khen nó thông minh à nha. Tôi khịt mũi:

- Mà tặng cho khách khứa tới dự khai trương luôn mỗi người một món, coi như khai vị cũng được. Chỉ là cái đĩa VCD có chục ngàn, tặng cả trăm khách anh cũng lo nổi.

Con quỷ lắp bắp:

- Nè, anh … anh nói cái gì đó anh Long? Cái gì mà VCD mới lại khai vị?

Mặt tôi tỉnh rụi. Trong lòng cũng thầm chửi mình ngu thấy mẹ, sao bữa đó không ghi hình lại có phải hôm nay khỏi phải chơi đòn miệng với con quỷ này không? Có điều chửi thầm chớ không dám chửi ra thành tiếng. Con quỷ nghe được coi như bể mánh luôn.

- Thì khai vị món thịt người đó em. Thịt chủ quán!

Con quỷ nghiến cái răng kèn kẹt:

- Anh… bộ anh có ghi hình lại hả? Anh là cái đồ ….

Xem chừng con quỷ giận tới mức thở hồng hộc, nói không thành tiếng. Khoan khoái đó nha. Chậm chạp đứng dậy, bộ mặt tươi cười thánh thiện, tôi bước lại gần con quỷ đang cáu muốn nổ tung đầu, dịu dàng:

- Cái đồ thông minh phải không cưng?

Tay tôi khẽ xoa xoa đầu con quỷ. Nó im re, nhưng nghe đầu nóng hệt như nồi nước dùng quán phở vậy. Tức giận có hại cho sức khỏe lắm à nha. Tôi quyết định hạ hỏa cho con nhỏ bằng cách hô hấp nhân tạo vô ngực. Thiệt tình mấy đám dạy sơ cứu bậy bạ hết sức, tôi cho tay vô trỏng bóp nhẹ mấy cái mà thấy con quỷ muốn xỉu đi luôn chớ không thấy tỉnh táo gì hơn chút nào hết trơn hết trọi. Ngó cái tướng con quỷ muốn phát điên lên nhưng phải ngồi im re chịu trận, tôi thấy thương dữ dội. Kiếm hoài mới ra lời an ủi:

- Ráng chút xíu nữa nha cưng. Anh vui lên là quên hết mấy lời cưng nói luôn đó, có khi còn quên luôn cả mấy cái đĩa ghi hình đó cất ở đâu không chừng.

Con quỷ thở hồng hộc, rít qua kẽ răng:

- Anh mà dám tung ra tôi báo công an liền đó.

Giật mình cái rụp. Sợ quá đó nha. Tay luồn sâu thêm vô vú con nhỏ, thì thào:

- Vậy anh không dám nữa đâu. Anh nhờ người đưa lên mạng vậy. Anh ghi cả địa chỉ cưng vô cho có thêm nhiều bạn hỏi thăm ha.

Con quỷ xém xỉu luôn, nói không ra lời, hàm răng nghiến vào nhau nghe kèn kẹt. Hên cho nó, đúng lúc nó sắp xỉu vì bị chọc tức, thần hộ mệnh của nó bỗng xuất hiện cái rầm. Thấy cánh cửa mở toang, một luồng ánh sáng chói lòa ập vào khiến tôi chói mắt. Anh Sinh! Thân hình cao cỡ Phạm Văn Mách của ảnh đang hung hăng tiến vào bỗng khựng lại cái rụp, đôi mắt ti hí của ảnh đang mở ra hết cỡ. Thiệt tình tui cũng là người lịch sự dữ lắm, thấy sếp lớn trong công ty tới không lẽ cứ đứng lù lù vậy nhìn kì cục chết đi. Tôi nhìn ảnh, nhoẻn miệng cười, tính đưa tay ra bắt tay ảnh một cái cho thân mật thì chợt điếng người khi nhận ra …bàn tay mình đang nằm thù lù ngay vú con quỷ nhỏ. Ảnh gầm lên như sói đói:

- Đậu móa tụi bay làm gì trong phòng vậy?

Dữ đó nha. Sếp bự mà sao không có biết kìm chế chút xíu nào, mở miệng ra là nói tục chửi bậy như đám buôn bán chợ trời, mất nét công ty hết trơn. Tôi thấy ảnh nóng, cũng ráng trả lời mềm mỏng cho ảnh hài lòng:

- Dạ, bóp vú đó anh Sinh!

Sợ ảnh hiểu chưa có rõ, tôi cũng ráng cắn răng bóp mạnh thêm cái nữa. Hy vọng qua lớp áo lùng nhùng, ảnh cũng nhìn ra để dễ hình dung hơn. Thấy mặt ảnh đỏ phừng phừng như gà chọi, thân hình đô con cỡ mét rưỡi tính nhào vô xáng thật lực vô bụng tôi (với chiều cao của ảnh thì đòn tầm thấp như vậy phù hợp hơn). Tôi cũng chẳng cần né, giương cặp mắt lạnh lùng ngó về phía ảnh. Ảnh ớn. Đang nhao vô phía tôi ảnh quẹo cái rụp như tổ lái về phía con quỷ, xáng một cái rầm vô mặt con nhỏ. Miệng ảnh la rầm:

- Con đĩ chó! Mày hết người hay sao cặp kè với thằng nhà quê này hả?

Con nhỏ là đĩ thật, nhưng coi bộ là loại đĩ biết suy nghĩ đó nha. Ăn một cú trời giáng vô mặt, mắt con quỷ long sòng sọc, đứng phắt dậy:

- Tao thà cặp với nó còn hơn cặp với loại già dịch không có chim như mày, thằng già hói!

Bất ngờ đó nha. Tính bịt mồm con nhỏ lại kẻo lộ bí mật nhân sự công ty nhưng không kịp nữa rồi. Chỉ thấy mặt ảnh tái ngắt như heo bị chọc hết tiết, đứng sững người. Chắc quê – tôi thở dài. Thiệt tình nếu tôi không có chim thật và bị la lớn giữa công ty như vầy chắc tôi cũng không kìm chế được cỡ ảnh. Cũng bản lĩnh đó nha.

Con quỷ ngó cái điệu bộ sững sờ của ảnh, lại đắc ý. Con nhỏ này sinh nhầm sao Đắc Ý cái chắc luôn:

- Sao, quê hả? Tao nói luôn cho mày là từ giờ đừng có bám theo tao nữa. Cái công ty này tao cũng nghỉ làm luôn. Mà cảm ơn cái miếng đất luôn nha, quà chia tay có ý nghĩa đó!

Tôi bắt đầu thấy thích con nhỏ rồi đó nha. Hồi hộp hướng cặp mắt về ảnh coi ảnh ra sao. Lâu lắm rồi không thấy ai đột quỵ hết trơn. Ai dè người đột quỵ lại … là tui mới đau. Mặt ảnh đang tái chuyển dần thành bình thường, môi nở một nụ cười mới ghê.

- Khỏi cảm ơn đi cưng. Cưng bán được đất bằng cái sổ đỏ anh mua giá 3 triệu đó anh gọi cưng bằng má luôn.

Sư phuuuuuuuuuuu! Tính chạy ra ôm chân ảnh nói lên câu đó bằng tất cả sự chân thành, nhưng sợ mất nét nên tôi bỏ. Từ giờ tôi không khi nào dám đánh giá mấy người hói nữa đâu nha. Toàn mấy người thông minh sáng láng kiệt xuất IQ cao thấy ớn luôn. Ngó con nhỏ sững sờ như gái đi đường bị rơi mất trinh, ảnh nhếch một nụ cười như Al Pacino, mặc dù nhìn ngoại hình không có giống lắm, rồi từ từ quay lưng bước đi, lầm bầm:

- Đĩ thì muôn đời vẫn là đĩ thôi!

Con quỷ đang đứng bất động nghe câu nói của ảnh lại như bừng tỉnh. Nó gầm lên một tiếng, coi bộ cuồng hóa thật sự rồi đó nha. Cúi xuống rút cái guốc cao gót ở chân, con nhỏ lao theo cái bóng béo lùn của ảnh, rít lên từng chặp:

- Tao sống chết với mày, thằng hói lừa đảo!

Vụ lộn xộn giữa người đẹp và quái hói khiến đám bà tám trong công ty bỏ hết công chuyện ra đứng hóng. Thiệt tình nhìn hành lang công ty giờ không khác gì cái chợ trời là mấy. Mấy bà tám ông tám miệng hỉ hả cười nói, tay chỉ trỏ từa lưa coi bộ như đang đứng ở hàng cá chớ không có giống dân công sở gì hết trơn hết trọi. Tôi ngó đám đó, lắc đầu ngán ngẩm. Trên đời này tui ghét nhất tụi nhiều chuyện, ưa hóng hớt. Thứ gì đâu khoái … bắt chước tôi y chang là sao?

Đám đông đang say sưa buôn đột nhiên im bặt, lập cập chui vô phòng, gương mặt lộ vẻ hăng say cần mẫn. Tôi ngạc nhiên quay đầu lão. Lão Thắng. Lão bạn già của ba tôi lâu không gặp nhìn càng ngày càng phong độ, tóc hoa râm kính trắng, sơ mi cà vạt nhìn đúng ra dáng dân công sở. Tay lão còn cầm thêm cái cặp táp, coi bộ mới vừa tới công ty, nghe lộn xộn vội vàng lên lầu luôn. Thấy cặp mắt của lão đảo một vòng, trật tự vãn hồi ngay lập tức. Cũng cô hồn lắm à nha.

Thấy mắt lão chuyển qua mình, tôi nhỏ nhẹ:

- Chú mới về ạ.

Lão “ừm” một tiếng. Trước đám đông bày đặt tạo nét thấy ghê – tôi lẩm bẩm. Lão đi thẳng vô phòng tôi, ngoắc ngoắc:

- Vào đây mày.

Tôi đóng cửa. Lão già ung dung mở cặp táp ra kiếm bao thuốc … hút tỉnh bơ. Tính la “Nè, trong công sở không hút thuốc nha chú”, sực nhớ cái công ty này của ổng nên tôi bỏ. Ổng có đi tiểu lên vách cũng mắc mớ gì tới tôi chớ.

- Có vụ gì vậy Long?

Lão nhịp nhịp tay, thả một hơi thuốc hỏi tôi. Tôi gãi đầu gãi tai, làm mặt vô tội:

- Con cũng đâu biết gì đâu chú. Nghe họ cãi vã chắc có liên quan tới việc … buôn bất động sản chung đó chú.

Mấy vụ này tôi đâu phải thanh tra công ty, ngu gì tôi nói. Lão già coi bộ không thèm để ý, cầm điếu thuốc trầm ngâm:

- Tụi này đổ đốn hết thuốc chữa luôn. Ngày đầu vào công ty đứa nào cũng ngoan ngoãn hiền lành, làm được dăm bữa lại khác liền. Mày không có được vậy nha Long!

Tự dưng liên hệ trớt quớt là sao? Tôi bản tính lưu manh từ khi mới vô làm, cần gì phải đợi tới dăm bữa cho lâu lắc? Lại nghe lão gục gặc đầu:

- Phòng kế toán còn thiếu người, mày có tính làm không? Công việc cũng đơn giản lắm, nhưng tao kiếm một người thật thà tin được trong cái công ty này coi bộ khó quá. Cái loại công việc này chỉ cần mỗi thật thà thôi, mày làm được không thì nói tao một tiếng. Lương tốt lắm đó!

Tính la: Chú làm ăn tới cỡ này rồi mà còn hay nhìn lầm người dữ vậy sao? Tui mà thật thà chắc quan niệm về sự dối trá trên thế gian phải thay đổi tới chóng mặt. Hơn nữa, ba cái vụ giấy tờ sổ sách lằng nhằng tôi đụng vô muốn nhức đầu, sức mấy mà kiên nhẫn ngồi làm. Tôi định lắc đầu cái rụp – dù sao công việc ở đây tui cũng ngán tới tận cổ – chợt lóe lên một cái ý nghĩ. Tôi hăm hở kêu ổng:

- Cái vụ tính toán đó con thua, nhưng tìm người thật thà làm được việc này đâu có khó. Ngay phòng con cũng có nè.

Ổng coi bộ ngạc nhiên, lom lom mắt ngó tôi:

- Đừng nói với tao mày tính đề đạt con … nhỏ Trang nha.

Té cái rầm. Cha nội biết giỡn quá đó nha. Con nhỏ đó cho làm kế toán chắc nửa tháng sau nguyên công ty ra đường luôn. Gãi đầu gãi tai kêu:

- Không phải chú. Là con nhỏ Huyền đó, bữa nay nó nghỉ không con kêu nó ra nói chuyện với chú rồi. Nó thật thà nhất quả đất luôn, tính nết lại hiền lành, nhỏ tới lớn con chưa có gặp ai như nó luôn…

Ngó ổng một cái, tôi làm cú chót:

- Tất nhiên là trừ chú và ba con.

Ổng phì cười, kêu:

- Được, mai kêu con nhỏ đó qua phòng tao coi nó ra sao mà mày tâng bốc dữ vậy. Chưa có nghiệp vụ, tao cho nó đi học rồi về làm cho tao. Vậy nha, làm việc đi.

Tôi dạ một tiếng, đưa ổng ra khỏi cửa rồi thở phào nhẹ nhõm. Ít ra dù sao công việc đó cũng đỡ hơn nhiều cái việc nhàm chán và buồn tẻ này, nhất là về lương bổng.

Tính mai con nhỏ tới, tôi dắt luôn con nhỏ qua phòng ổng cho nó bất ngờ chơi nhưng tôi có ưu điểm bộp chộp, làm cái gì cũng không kiên nhẫn được. Tối về nhà cơm nước xong chui vô phòng, thấy khó chịu quá xá đành rút điện thoại gọi luôn để con nhỏ mừng một thể. Tiếng con nhỏ vọng lên ở đầu máy:

- Dạ em nghe nè anh.

Sao nó nghe tôi gọi điện tới mà giọng buồn như con nợ bị chủ nợ kiếm vậy trời? Nghĩ bụng chắc mấy má con ngồi nói chuyện khóc lóc dữ lắm, giờ cười cợt ngay cũng không tiện nên giọng con nhỏ vậy, tôi cũng bỏ qua. Hăm hở hỏi con nhỏ:

- Huyền nè, em có thích làm kế toán không?

Con nhỏ làm tôi té cái rầm. Giọng nó ỉu xìu:

- Dạ không.

Té lộn cổ xuống đất. Kiếm công việc ngon lành cho nó nó trả lời một câu trớt quớt. Tôi chưng hửng kêu:

- Vậy bộ em tính trực điện thoại hoài hả?

Vừa lồm cồm bò dậy tôi lại té thêm phát nữa. Giọng con nhỏ như sắp khóc:

- Dạ không luôn.

Tôi ngã 2 lần muốn khùng luôn, gắt:

- Cái này không cái kia cũng không, vậy rốt cuộc em muốn làm gì hả?

Nhỏ khóc luôn:

- Mai chắc mấy má con em về quê thôi. Má nói để tụi em trên thành phố bả không ăn ngủ được. Mai anh qua với em được không Long?

Lần này khỏi té mà đứng im bất động luôn. Nhỏ cúp máy, tôi đứng trơ hoài như bị hóa đá. Sao lại có vụ về quê lãng nhách vậy hả trời?

Trời chưa tối, chắc tôi phóng luôn qua nhà con nhỏ hỏi cho ra lẽ. Nhưng nghĩ tầm đó 3 má con con nhỏ ngủ mất tiêu, mình vô nữa chắc cả 4 đứng chen nhau nói chuyện trong cái phòng nhỏ xíu nên tôi bỏ. Khó ngủ thiệt tình. Tôi nhắm mắt, lại thấy cái bóng dáng tội nghiệp của con nhỏ lẩn quẩn trong đầu óc. Tính ra công việc của nó tại công sở thu nhập không cao lắm, nhưng cũng gọi là tạm được. Chưa tính tới việc đó là thứ công việc nhẹ nhàng, nhàn hạ hơn nhiều so với những việc tay chân ở cái quê xa tít tắp của con nhỏ. Nó về đó, bằng cấp không có, tay nghề không có, bộ tính làm ruộng mà sống sao trời!

Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại. Dù sao, bản chất của con nhỏ này lương thiện quá, chịu đựng quá. Nó sống trong cái lọc lừa bon chen này cũng đâu có hợp. Nó giống má nó, cái lối sống cam chịu đầy nhẫn nhục của bả khiến cả cuộc đời bả đầy truân chuyên cực nhọc, không lẽ mai mốt con nhỏ này cũng sẽ vậy sao? Rồi cái hình ảnh bà mẹ nó lại hiện lên trong đầu tôi. Chưa tới 50 tuổi mà già như bà cụ, bộ dạng lam lũ, run rẩy khi gặp những người giàu có, cao sang. Vừa tính thở dài một cái, tôi chợt ngồi bật dậy. Không lẽ … tôi và mặt mụn chính là lý do để bả quyết định đưa cả con nhỏ về quê? Trong đầu tôi lại hiện lên cái ánh mắt kinh hãi khi nhìn thấy cái xe bóng lộn của mặt mụn đỗ xịch ngay trước cửa, cái sợ sệt khi tránh cái xe tay ga của tôi giống như sợ vô tình va phải sẽ bị xước sơn, cái run rẩy của bả khi nghe nhắc tới “ông thiếu tướng”… Cái tự trọng tới mức tự ti của bả là nguyên nhân của tất cả mọi thứ quyết định này sao?

Tôi bấm điện thoại cho mặt mụn. Thiệt tình trong những lúc này, có thêm một đứa bạn nói chuyện cũng là một điều an ủi, dù rằng đa số mọi lần, nó chỉ gật gù nghe và phát biểu những câu sai mục đích hàng kilomet. Thằng này không được cái điểm mạnh nào ngoài việc nhanh nhẹn, tôi nhận ra vậy. 10 phút sau, cửa mở cái rầm. Cái bản mặt nham nhở của nó hiện ra, tay xách theo bọc đồ ăn và chai rượu mạnh. Bước vô phòng một cái, mỏ nó đã mở tía lia:

- Bữa nay nhậu luôn trong phòng nha mày. Khỏi ra đường kẻo trúng gió.

Tôi ngó thằng quỷ này, trong lòng cũng thấy ấm áp hẳn lại. Dù sao thì việc có một thằng bạn nhiệt tình hết mức, tới độ chỉ cần gọi điện một câu là có mặt bất kể giờ nào, đó cũng là một thứ hạnh phúc. Nhất là khi nó … biết mang rượu tới đúng lúc tôi buồn. Thở dài một tiếng, tôi chậm chạp lê chân ra bàn, vớ chai rượu tu một hơi dài.

Quỷ mặt mụn thấy biểu hiện chán nản của tôi coi bộ cũng thông cảm. Xoa xoa vai tôi, đầu gục gặc:

- Ờ cứ uống cho say tí nữa anh em mình tâm sự. Hết rượu tao ra mua tiếp.

Tôi lắc lắc đầu. Bữa nay tâm trạng như vầy uống nhiều dễ say lắm. Sớm mai tôi không muốn tới nhà con nhỏ với bộ dạng mệt lử và say khướt. Muốn nói với thằng bạn vàng vài điều, nhưng cứ ngó cái gương mặt ngu ngơ như bò đội nón của nó, tôi cũng chẳng muốn mở lời. Chán nản châm một điếu thuốc, ngửa cổ lên trời nhả khói phì phèo.

- Có chuyện gì buồn vậy đại ca?

Thấy cái mặt tôi buồn nó chuyển tông gọi đại ca cái roẹt. Thôi thì lên chức đại ca cũng không nên hẹp hòi với em út làm gì. Tôi thở dài:

- Con nhỏ Huyền chắc mai nó về quê đó. Má nó kêu mấy chị em nó về, chắc bả thấy ở đây sống không hợp.

Mặt mụn gật gù lâu lắc, thốt một câu:

- Đại ca yêu con nhỏ Huyền đó hả?

Té nha. Quay mặt lại gườm gườm tính coi nên đá vô mồm hay cổ họng nó, đã thấy thằng quỷ xua xua tay:

- Không đúng thì thôi làm gì ghê vậy? Đại ca không yêu con nhỏ đó phải không?

Tôi cũng chưng hửng. Thật ra, tôi đối với con nhỏ này rốt cuộc là thế nào. Tại sao khi nghe con nhỏ nói nó sẽ về quê, tôi nghe trong lòng hụt hẫng tới lạ lùng. Nhưng yêu con nhỏ, tôi dám chắc mình không phải. Quỷ mặt mụn ngó cái bộ dạng bối rối của tôi, nở 1 nụ cười trí tuệ hiếm khi nhìn thấy trên gương mặt:

- Đại ca là bị cái tật đa sầu đa cảm. Yêu thì không phải yêu, nó đi hay ở có liên quan gì, phải không? Thứ con gái như nó sống ở môi trường này cũng không có hợp, đại ca biết mà. Nó về đó chẳng phải tốt hơn sao?

Thật tình không phải tôi không nghĩ tới điều này, có điều khi nghe thằng quỷ mặt mụn phun châu nhả ngọc, tôi mới thấy những điều mình suy nghĩ cũng đúng phần nào. Tôi biết con nhỏ về quê, cuộc sống của nó sẽ yên bình và nhẹ nhàng hơn, nhưng …. Tôi không thể không nghĩ tới cảnh con nhỏ cặm cụi trên đồng hay hì hục làm việc trong những xưởng may đầy bụi, không thể không chột dạ khi có lúc nào đó con nhỏ sẽ khoác tấm áo bạc màu tất tả đi lại trên đường giống hệt như má nó bây giờ. Điều đó không phải không thể xảy ra, vì cái tương lai của nó sẽ giống hệt như bóng hình bà mẹ, đâu có gì thay đổi được đâu?

*************************************

8h sáng, tôi và mặt mụn đã có mặt ngay đầu hẻm nhà con nhỏ. Mặt mụn bữa nay làm cái mặt thấy ghê dữ lắm, vừa ngu vừa ngầu ngó hổng giống ai hết trơn hết trọi. Đẩy cửa bước vô, thấy ba mẹ con con nhỏ đang ngồi tụm lại trên tấm nệm. Đồ đạc hành lý túi to túi nhỏ để lổn nhổn trên sàn. Mắt con nhỏ buồn thiu. Tôi cũng không dám ngó qua, kiếm một góc từ từ ngồi xuống. Má con nhỏ nhìn thấy con trai ông thiếu tướng bước vô, lập cập ra chào, khóe mặt còn rưng rưng xúc động. Thằng quỷ mặt mụn không hiểu suy tính gì mà mặt mũi lạnh te, chỉ gật đầu một cái lấy lệ khiến bà già sợ muốn té xỉu luôn.

5 người giáp mặt nhau ngồi im hoài. Em con nhỏ ngượng nghịu đem ly nước ra mời tôi và mặt mụn. Mặt mụn không khách sáo gì hết, uống ực một hơi hết cạn, cao giọng:

- Bữa nay anh cũng rảnh, tiện xe anh đưa mấy mẹ con về nhà Huyền. Sẵn tiện qua Tây Ninh kiếm mối làm ăn luôn.

Tôi cũng té ngửa. Có lòng tốt đưa người ta về thì kiếm đại cái lý do nào đấy cũng được, kiếm cái lý do làm ăn nghe mắc ói quá trời luôn. Mấy mẹ con con nhỏ líu ríu nghe theo, xách đồ ra chiếc xe hơi bóng lộn. Tôi ngồi ghế trước, mấy mẹ con nhỏ ngồi co ro ở phía sau. Xe lướt ra ngoài đường lớn, thấy ánh mắt con nhỏ nhìn qua ô cửa kính buồn rười rượi. Chẳng biết bao giờ nhỏ sẽ trở lại đây…

Thằng quỷ đi Mộc Bài đánh bạc nhiều dữ lắm nên coi bộ rành đường xá một cây. Con nhỏ coi bộ thấy về tới nhà cũng tươi tỉnh hơn một chút. Nó líu ríu chỉ chỗ này, chỗ nọ hệt như thể hướng dẫn viên du lịch. Tôi ngó con nhỏ mà cũng nhẹ nhõm trong lòng một chút. Dầu sao, đây cũng là quê nhà của nhỏ, nhìn vẻ tươi tỉnh khi về tới nhà của nó tôi cũng thấy an lòng. Nhưng cái vùng này sao mà đìu hiu quá đỗi. Xe chạy tới mòn bánh mới thấy có một tiệm ăn. Quỷ mặt mụn đỗ xe cái xịch, mở cửa kêu:

- Xuống ăn cơm chút nha mọi người. Đói bụng quá.

Bà má con nhỏ ngó nó như thể ông thiếu tướng, lập cập bước xuống. Tôi không đói chút xíu nào, nhưng cũng xuôi xị vô theo. Quán cũng khá sạch sẽ, chưa tới tầm trưa mà khách ăn cũng đã khá đông. Mặt mụn bữa nay hệt như chủ xị, nghênh ngang bước vào ngó nghiêng, gọi món nhặng xị. Tôi ngồi xuống bàn, thở dài. Tâm trạng nào mà ăn với uống. Nhỏ lại gần tôi, thò tay xuống dưới bàn, khẽ nắm nhẹ lấy tay, lắc lắc:

- Anh Long, anh sao vậy? Sao nãy giờ trên xe làm mặt buồn hoài?

Buồn bã quay sang con nhỏ. Buồn bã ngó cái cảnh đìu hiu ở ven đường. Buồn bã nghĩ tới việc con nhỏ sẽ lăn lộn mưu sinh ở cái chốn này theo cách nào đây? Nhỏ coi bộ hiểu những suy nghĩ trong đầu tôi lúc này. Nó nhoẻn miệng cười tự tin:

- Em lớn lên ở chỗ này thì cũng sống được mà anh. Anh coi nè, quá trời người họ vẫn sống khỏe re mà.

Sống là một khái niệm phức tạp lắm. Sống bằng cách ăn cơm rau mắm qua này thì cũng là sống, sống nhà lầu xe hơi kẻ đưa người rước cũng là sống, nói chung cứ không chết sẽ là sống cả. Ngó thằng quỷ mặt mụn đang đứng chỉ chỏ, ngó qua bà má con nhỏ mà kìm không nổi một tiếng thở dài. Có phải người ta hơn nhau chỉ ở chỗ đầu thai?

Còn đang mải nghĩ ngợi, cơm đã bưng ra đầy nhóc mặt bàn. Cả tôi và mặt mụn đều chưa có ăn sáng nên chắc giờ thằng quỷ cũng đã đói meo. Tôi chẳng muốn ăn, nhưng cũng ráng cầm đũa gắp vài cái lấy lệ. 3 người nhà nhỏ cũng trệu trạo ăn. Tôi thật tình chẳng hiểu mình đang ăn cá hay ăn thịt, nhưng mặt mụn thì gật gù hoài:

- Không ngờ chỗ này nấu ăn cũng ngon ghê.

Mặt mụn có một ưu điểm gần như duy nhất còn sót lại: đó là sành ăn. Chỗ nào nó khen ngon thì nhất định chỗ đó nấu ăn rất được. Thấy nhóc em con nhỏ trề môi:

- Chị hai em nấu còn ngon hơn đó anh.

Mắt quỷ mặt mụn sáng lên, trầm trồ:

- Vậy hả cưng? Vậy tốt rồi đó.

Tôi chán nản ngó thằng quỷ. Không lẽ tính tới nhà con nhỏ kêu nó nấu đồ ăn tối hả? Thứ người đâu vừa xấu vừa tham ăn, không biết nghĩ ngợi gì hết trơn hết trọi.

Cơm nước xong xuôi, mặt mụn đánh xe theo hướng chỉ của con nhỏ. Lấp ló sau mặt đường cái là quê con nhỏ. Chỗ này còn buồn dữ dội hơn. Không đẹp như cảnh đồng quê thanh bình, cũng không kiểu ồn ào phố xá mà nó buồn hiu, nhang nhác giống như một thứ lai tạp giữa quê và phố. Nhà con nhỏ bé xíu, nằm lọt thỏm giữa mấy căn nhà xập xệ. Bà má nó ngại ngùng bước xuống, kêu:

- 2 cậu vô nhà chơi đã.

Tôi vơ đống đồ cho con nhỏ, xách vô nhà. Quỷ mặt mụn thản nhiên bước vô đúng kiểu con nhà tướng à nha. Nhà con nhỏ cũng trống trơn, ngoài bộ bàn ghế cũ và cái tivi nhỏ xíu chẳng có gì hết ráo. Tôi lựa một chỗ trống trải, lụi cụi xách đám đồ vào. Ngó qua mặt mụn thiệt tình lại muốn quay ra đá vô mỏ nó một cái – ngồi thừ lừ ở trên bàn thản nhiên uống nước. Má con nhỏ thì líu ríu đứng kế, bộ dạng nửa muốn ngồi nửa lại không dám, nhìn tội nghiệp dữ dội.

Tính la thằng quỷ: “Tạo nét hả mày, ra đây bưng đồ phụ tao” thì nó đã lơ đãng cầm cốc nước đưa lên miệng, uống một ngụm rồi thủng thẳng nói:

- Thật ra hôm nay tới đây mới thấy có việc cần cô giúp tôi đó cô.

Bà già lập cập một hồi mới nói được:

- Có việc gì cậu nhờ thì tôi nhất định phải làm bằng được. Cậu cứ nói tôi nghe đi.

Mặt mụn làm cái mặt thấy ghét, trầm ngâm nói:

- Thì tôi thấy chỗ này xe đi lại nhiều, mở hàng quán thì tốt quá. Ba mẹ tôi cũng đưa tôi ít vốn kêu để làm ăn mà chưa kiếm ra chỗ. Nơi này mở quán ăn thì chắc lúc nào cũng có khách, có điều, chắc thi thoảng tôi mới qua đây được, không tiện trông coi.

Bà má con nhỏ lại dạ ran một hồi. Mặt mụn đưa tay gãi gãi cằm, kêu:

- Hình như Huyền biết nấu ăn phải không cô?

Bà má nó gật đầu lẹ:

- Nó nấu ăn tốt lắm đó cậu. Trước nó chưa lên thành phố làm, nó đi phụ cho người ta nấu bếp hoài mà.

Quỷ mặt mụn lim dim mắt, gật gù:

- Thật ra tôi cũng không muốn nhờ Huyền làm bếp. Nếu gia đình muốn giúp, hay là giúp luôn tôi quản lý cái quán, có được không?

Bà má con nhỏ nín thinh, không nói được tiếng nào. Cũng phải. Ngó cái tướng bả thì quản lý cái sạp rau còn khó, nói gì tới quản lý quán ăn? Nhưng thằng em trai nhỏ thì mắt sáng bừng. Viễn cảnh làm quản lý một cái quán cũng đâu có tệ. Nhỏ thì không. Cái mặt nhỏ ngó qua tôi chớ không ngó qua thằng quỷ mặt mụn, ánh mắt vừa biết ơn vừa khó xử. Vụ này không phải do tôi à nha, nhưng cứ nhầm như vậy … coi như cũng được đi.

Mặt mụn ra xe, lấy bọc tiền để sau cốp mang ra đặt lên bàn, khịt mũi:

- Coi như đây là tiền vốn đi. Để Huyền chọn chỗ, chọn quán, khi nào khai trương báo tôi một tiếng được rồi. Lỗ tôi chịu, lời chia 5/5 nha.

Tôi cũng té ngửa. Đừng nói thằng quỷ này tính làm ăn thật nha. Thứ gì đâu đòi chia lãi 5/5 dễ thương quá vậy trời? Nhỏ Huyền coi bộ biết biết, mặt mũi ngại ngùng tính đứng dậy nói gì đó nhưng bà má con nhỏ đã cất giọng quả quyết:

- Tiền của cậu nhất định mấy má con tui không có tơ hào một đồng nào hết. Huyền, con có làm nổi cho cậu Nghĩa cái chuyện này không?

Con nhỏ im re, gật gật đầu. Quỷ mặt mụn đứng dậy xoa xoa tay hài lòng, kéo tôi ra cửa, nói vọng lại:

- Như tôi nói đó nha, chia 5/5 cho sòng phẳng. 6 tháng tôi tới lấy một lần cho khỏi mất công.

2 năm sau, tại nhà tôi ….

- Anh Long nè, sao con mèo này nó không nhận ra em?

- Bởi nó là con mèo chớ không phải con chó em ạ. Một năm em tới 2 lần làm sao nó quen em nổi?

- Nhưng mà em nhặt nó về chứ bộ! Con này sao nó bạc bẽo quá trời anh ơi!

Tôi lắc đầu ngán ngẩm, than:

- Sao làm tới bà chủ nhà hàng rồi mà còn con nít quá em ơi! Lấy chồng đi cho anh nhờ đi Huyền ơi.

Nhỏ chúm chím cười. Con mèo quỷ kêu meo meo bực bội, giãy giụa trong tay con nhỏ. Nhỏ mặc kệ, nâng niu con mèo trong tay, gãi gãi cằm nó, dịu dàng:

- Mày mà cắn tao nữa, coi chừng quán tao có thêm món thịt mèo nữa đó nha.

THE END

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.